Trong quyển Đừng chạy theo số đông của tác giả Kiên Trần, mình rất tâm đắc cách tác giả hình tượng hóa cuộc sống chúng ta như đàn kiến. Đây là hình ảnh làm mình luôn nhắc nhở bản thân phải cố gắng, làm hết sức mình trong mọi việc để có thể thoát khỏi guồng quay mà xã hội, cha mẹ, và chính chúng ta luôn cho là đúng.
Đã bao giờ bạn thử dành thời gian quan sát một đàn kiến khi chúng tha thức ăn?
Đàn kiến đi một cách thẳng hàng, im lặng và chăm chỉ làm việc để đưa mẩu thức ăn về tổ
Giả sử chúng ta có lấy que để tách một con kiến ra khỏi đàn thì sao?
Sau một lúc nhìn qua nhìn lại, chúng sẽ hòa lại vào dòng kiến thẳng hàng lúc nãy, tiếp tục cặm cụi công việc quen thuộc của mình.
Hóa ra chúng ta chỉ là những con kiến
Nhìn lại bản thân thì chúng ta. Chúng ta không khác những con kiến là bao

6h30 sáng. Như thường lệ, chúng ta dắt xe ra đường, chẳng mấy chốc chúng ta đã hòa mình vào biển xe. Sự vội vã, tiếng còi inh ỏi, sự ô nhiễm, mùi xăng bốc lên đã quá quen thuộc. Lúc trước mới về Việt Nam, mình rất sốc nhưng giờ với mình đó là chuyện bình thường.
Những lần trời mưa tắc đường thật kinh khủng. 5 phút mới nhích được một chút. 30 phút mới đi qua được đoạn đường mà bình thường chỉ mất 5 phút để đi.
Nhìn xung quanh, mọi người giống hệt chúng ta, những gì họ quan tâm dường như cũng chỉ là làm cách nào nhanh nhất để đến chỗ làm, trường học, sau đó là công việc, học tập rồi về nhà. Lặp đi lặp lại. Trong nhiều ngày. Nhiều năm. Đến khi chúng ta về hưu, không còn làm công việc như mấy chục năm qua nữa. Lúc đó mới thốt lên “Mình đã 60 tuổi rồi”
Chúng ta cảm thấy bình thường vì mọi người ai cũng làm giống chúng ta. Xã hội cũng muốn chúng ta làm theo như thế. Nhiều lúc, chúng ta hy vọng đây chỉ là tạm thời, về sau mình sẽ làm việc khác. Nhưng đây là chỉ câu nói sự an ủi chúng ta sẽ nói với bản thân trong mấy chục năm sắp tới.
Vậy nếu chúng ta thế nào khi làm khác đi? Cũng giống với việc lấy cái que tách con kiến ra khỏi đàn. Sau một hồi, chúng lại hòa mình vào dòng kiến.
Những câu nói quen thuộc cho mỗi lứa tuổi mà xã hội, cha mẹ, bản thân chúng ta nói với chúng ta hằng ngày.
“Đi học để sau này đỗ đại học”
“Học đại học để có bằng xin việc”
“Đi làm để lo cơm áo gạo tiền”
Thay đổi và khác biệt là điều cấm kị

Sự thật là họ (xã hội, cha mẹ) muốn chúng ta giống như họ. Họ quá quen sống như vậy mấy chục năm rồi. Thay đổi sẽ tạo ra cảm giác bất ổn, thiếu an toàn. Họ không muốn thay đổi kể cả khi công việc của họ nhàm chán, vô vị, mệt mỏi, đối phó, không có sự yêu thích.
Họ cũng là những con kiến giống như chúng ta. Có chăng sự khác biệt đó là những con kiến tự xưng là giàu kinh nghiệm, muốn định hướng và cho chúng ta lời khuyên.
Phần lớn chúng ta vây quanh bời đàn kiến giống nhau nhưng vẫn có ảo giác là mình suy nghĩ khác với các con kiến khác.
“Bản chất là họ trải qua một nền giáo dục lỗi giống nhau. Nghe những bản nhạc giống nhau. Đọc những trang tin tức giống nhau. Bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên giống nhau. Chơi với những người có tư duy giống nhau − bởi tất nhiên đứa bạn nào tư duy khác biệt thì sẽ “không hợp” với nhóm. Hoặc chính nó cũng sẽ tách ra khỏi đàn và tìm đến đàn khác.” – Kien Tran
Kẻ có tư duy khác biệt hoặc tư duy khác sẽ được xã hội, cô, dì, chú, bác, ông hàng xóm, gia đình đưa ra những lời chỉ bảo. Kể cả không có những lời khuyên thì chúng ta vẫn bị áp lực xã hội, chúng ta cảm thấy lạc lõng nếu không làm theo.
Bạn bè chúng ta làm vậy. Mọi người người đều làm vậy mà. Chúng ta bị tẩy não qua truyền thông. Đọc thông tin trên báo, facebook cũng bảo chúng ta nên làm vậy.
Mình nhớ ngày xưa, ăn cơm bật ti vi cũng phải nghe hôm nay bao nhiêu thí sinh tham dự kỳ thi đại học. Xong, bố quay sang bảo “Có bằng đại học mới xin được việc con ạ”
Cái sức hút khủng khiếp từ một lực hấp dẫn lôi kéo chúng ta vào con đường bằng cấp, học hành, rồi đi làm chăm chỉ như bao con kiến khác để nhận được một khoản thù lao và sự “tự hào” của xã hội, cha mẹ, và sự thăng tiến của những chú kiến
Hồi mình ở New Zealand, mình gặp rất nhiều anh chị đã đi làm được chục năm sang học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Có người được theo diện miễn phí, nhưng cũng có người phải bỏ hàng trăm triệu đến tiền tỉ đề có bằng. Mình hỏi thì mới biết sau khi có bằng, lương anh chị cũng chỉ tăng lên vài triệu. Khi mọi người sang, có thời gian rời khỏi sức hút từ xã hội, gia đình, truyền thông ở Việt Nam, anh chị chợt hiểu ra và cố gắng ở lại.
Không phải ra nước ngoài là bạn bạn thoát khỏi tư duy đàn kiến. Chỉ là bạn chuyển từ đàn kiến này sang đàn kiến khác. Có thể sướng hơn nhưng vẫn là một vòng lặp nhàm chán.
Đọc thêm ở đây